Đề cương ôn tập các môn điều kiện tốt nghiệp của Sinh viên K57

Đây là Nội dung ôn tập thi điều kiện tốt nghiệp của K57. Các bạn đã đăng kí môn nào thì xem đề cương của môn đó ở dưới đây! Nhớ là qua môn này mới được thi tốt nghiệp nhé! Chúc các bạn học tập thật tốt!
NỘI DUNG ÔN TẬP THI ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP 
MÔN TRIẾT HỌC
(Dùng cho các khoa cơ bản)
NĂM HỌC 2010 - 2011 ( K57)
----------------------------- 
* Nội dung ôn tập: 
1. Triết học và các vấn đề cơ bản của triết học.
2. Vật chất và ý thức
- Định nghĩa về vật chất của V.I. Lênin
- Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.
- Ý nghĩa của việc vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn.
3. Hai quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật (quy luật lượng - chất và quy luật mâu thuẫn), ý nghĩa phương pháp luận của việc vận dụng hai quy luật ấy vào trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn.
4. Lý luận nhận thức mácxít.
- Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
- Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan.
5. Học thuyết mácxít về hình thái kinh tế - xã hội.
- Biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất?
- Phạm trù Hình thái kinh tế - xã hội? Ý nghĩa phương pháp luận của việc vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội mácxít đối với thực tiễn cách mạng Việt Nam.
6. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
- Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội và ý nghĩa phương pháp luận của việc vận dụng mối liên hệ ấy vào trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn. 
*. Tài liệu tham khảo 
1. Giáo trình Triết học Mác - Lênin ( Dùng trong các trường đại học và cao đẳng), Nxb CTQG, HN.2006.
2. Giáo trình Triết học Mác - Lênin ( Chương trình cao cấp), Nxb học viện CTQG Hồ Chí Minh, HN.1994.
3. Giáo trình Triết học Mác - Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng, Nxb lý luận chính trị, 2005.
4. Giáo trình Triết học Mác - Lênin, chủ nghĩa duy vật lịch sử, Nxb lý luận chính trị, 2005.
5. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, HN.2006. 
==============================================

NỘI DUNG ÔN TẬP THI ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP 
MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
(Dùng cho các khoa cơ bản)
NĂM HỌC 2010 - 2011 ( K57)
----------------------------- 
  Mục đích yêu cầu: 
- Đánh giá tổng quát việc học tập các môn lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và phần CNXHKH nói riêng của sinh viên.
- Sinh viên phải nắm được những vấn đề cơ bản của môn học và biết vận dụng để tìm hiểu liên hệ với thực tiễn đổi mới của đất nước. 
2. Nội dung ôn tập: 
2.1 Nội dung, điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
2.2 Các giai đoạn chủ yếu, những mâu thuẫn, đặc điểm và xu thế vận động của thời đại ngày nay.
2.3 Nội dung cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mác – Lênin; đặc điểm quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
2.4 Quan điểm chỉ đạo giải quyết vấn đề tôn giáo, đặc điểm tình hình tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. 
3. Tài liệu ôn tập 
- Giáo trình CNXHKH – năm 2006.
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa IX – H 2003.
- Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X – 2006.

============================================

CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP TỐT NGHIỆP

MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Dùng cho các khối ngành không chuyênkinh tế - Quản trị kinh doanh

 (các khoa cơ bản)

 

Tài liệu chính:
 - Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin dùng cho các khối ngành không chuyên kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường Đại học Cao đẳng, Nhà XBCTQG năm 2006, 2007.
- Văn kiện các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6,7,8,9,10.
1. Điều kiện ra đời tồn tại, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá.
2. Hàng hoá và hai thuộc tính cuả hàng hoá. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. Lượng giá trị của hàng hoá và các yếu tố ảnh hưởng đến nó.
3. Quy luật giá trị và biểu hiện của nó qua hai giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản.
4. Hàng hoá sức lao động. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư. Phân chia tư bản thành: Tư bản bất biến và tư bản khả biến; Tư bản cố định và tư bản lưu động. Ý nghĩa của sự phân chia.
5. Giá trị thặng dư tuyệt đối, tương đối và siêu ngạch. Ý nghĩa của vấn đề này. Qui luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản – Biểu hiện của nó qua hai giai đoạn của chủ nghĩa tư bản.
6. Thực chất của tích luỹ tư bản và các nhân tố quyết định quy mô tích luý tư bản. Ý nghĩa của vấn đề này. Sự hình thành tỉ xuất lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất.
7. Sở hữu TLSX trong TKĐQ lên CNXH ở Việt Nam. Thành phần kinh tế trong  TKQĐ.
8. Tính tất yếu và tác dụng của CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân. Nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở Việt Nam. Những tiền đề để đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam.
9. Sự tồn tại khách quan và ý nghĩa của  KTTT. Đặc trưng chủ yếu của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Những giải pháp để phát triển.
10. Vai trò của nhà nước và các công cụ quản lý vĩ mô trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
11. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Những hình thức kinh tế đối ngoại chủ yếu hiện nay. Liên hệ với Việt Nam.
12. Mục tiêu, nguyên tắc, phương hướng và giải pháp mở rộng kinh tế đối ngoại ở Việt Nam.  

========================================  
 
CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI CUỐI KHOÁ CÁC MÔN
KHOA HỌC MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 
(Dùng cho sinh viên khoá 57 toàn trường)
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Mục đích:
Làm sáng tỏ toàn bộ quá trình vận động thành lập Đảng, hoạt động toàn diện của Đảng.
Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Làm rõ những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam góp phần tổng kết những kinh nghiệm trong quá trình đấu tranh phục vụ cho giai đoạn hiện nay.
Giáo dục truyền thống, củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường cách mạng của Hồ Chí Minh.
- Yêu cầu:
Từ mục đích nêu trên, yêu cầu trong nghiên cứu là phải trình bày khách quan, toàn diện, hệ thống mối liên hệ qua các thời kỳ, giai đoạn lịch sử.
Trên cơ sở đó so sánh với yêu cầu thực tiễn để phân tích, đánh giá các hoạt động của Đảng.
Khẳng định những thành tựu, những hạn chế, sai lầm, khuyết điểm yếu kém trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng.
Khái quát các sự kiện, biến cố lịch sử, vạch ra được bản chất khuynh hướng, quy luật khách quan chi phối sự vận động của lịch sử.
B. NỘI DUNG
Trên cơ sở nội dung chương trình các môn khoa học lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà trực tiếp là Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (dùng trong các trường đại học, cao đẳng) của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xuất bản, mà sinh viên đã được học các năm trước, sinh viên cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Nguyễn Ái Quốc tìm đường giải phóng dân tộc và sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
2. Ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và kinh nghiệm lịch sử của: Cách mạng Tháng Tám 1945; kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 6-1991 (chú ý: các đặc trưng, phương hướng).
4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 4-2006 (chú ý: những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, các bài học lớn).
5. Nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (dùng trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (dùng trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Các sách, báo liên quan đến nội dung ôn tập.

======================================================

MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
(Dùng cho sinh viên khoá 57 toàn trường)

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Mục đích:
Làm sáng tỏ nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh làm cho sinh viên nhận thức được: Định nghĩa, đối tượng, nhiệm vụ phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập của môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nhận thức được những nội dung cơ bản trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Khẳng định Tư tưởng Hồ Chí Minh là nhân tố làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Giáo dục cho thế hệ trẻ noi gương Bác Hồ vĩ đại ra sức phấn đấu trong học tập, rèn luyện như Người đã dạy "vừa hồng, vừa chuyên".
- Yêu cầu:
Từ mục đích trên, người học phải nhận thức được Đảng ta đã vận dụng nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam
đến nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục soi sáng sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay.
B. NỘI DUNG
Sinh viên cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đặc trưng, bản chất của chủ nghĩa xã hội.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại (chú ý: Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức  mạnh thời đại).
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam.
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn, văn hoá (chú ý: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn, văn hoá vào việc xây dựng con người Việt Nam mới hiện nay).
5. Phương hướng và một số nội dung vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới.
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (dùng trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (dùng trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Các sách, báo liên quan đến nội dung ôn tập.

Nguồn: Các bạn xem tại đây
 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Chào bạn!
Cám ơn bạn đã ghé thăm trang của chúng tôi.
Nếu bạn muốn để lại lời nhắn, lời nhận xét, xin mời nhập vào ô dưới.
Bạn vui lòng để lại TÊN và ĐỊA CHỈ CÔNG TÁC, để chúng tôi tiện liên lạc.
Với những bạn muốn chia sẻ riêng với Admin, mời nhắn tin vào hòm thư tocbuxu.1078@gmail.com
CHÚ Ý: KHÔNG COMMENT NHỮNG TỪ THÔ TỤC, TRÁI VỚI THUẦN PHONG MỸ TỤC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM.
NẾU VI PHẠM, COMMENT SẼ BỊ XÓA MÀ KHÔNG CẦN THÔNG BÁO TRƯỚC
Xin trân trọng cảm ơn!